Việc sử dụng các kỹ năng chẩn đoán hình ảnh có hại cho sức khỏe không. Chẩn đoán hình ảnh ngày càng quan trọng
Kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh thực hành khám bệnh.
Vì sao có nhiều bệnh nhân thường hay thắc mắc là mới được siêu âm, chụp X quang, CT… ở bệnh viện tuyến dưới nhưng khi lên khám lại ở bệnh viện tuyến trên vẫn bị kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh yêu cầu chụp?
Đặng Đình Hoan (Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Bình Dân TP.HCM) đã trả lời :
Ở tuyến dưới hay thậm chí là bệnh viện trong cùng một TP nhưng khi đến khám ở bệnh viện khác vẫn phải siêu âm, chụp X quang, CT scan lại. Bởi vì siêu âm có độ nhạy và độ chuyên cao nó phụ thuộc vào máy móc hay khả năng chẩn đoán của BS.
Đôi khi người bệnh bị bỏ sót một dấu hiệu nào đó, chưa tìm ra hết các vấn đề nên khi đến BS điều trị vẫn yêu cầu chẩn đoán lại hình ảnh. Mặt khác kinh nghiệm của các BS bệnh viện tuyến dưới có thể chưa bằng bệnh viện tuyến trên. Như vậy, khi được yêu cầu chụp X quang, siêu âm, CT scan… để BS lâm sàng có thể kiểm tra lại các chẩn đoán một cách chính xác, xem xét quá trình điều trị nội khoa và theo dõi tình trạng bệnh.
Trong những trường hợp nào cần thiết phải chụp X quang, CT scan, siêu âm?
Chụp X quang là một thủ thuật cận lâm sàng và được thực hiện một cách nhanh chóng, thích hợp để chẩn đoán viêm phổi, viêm khớp, gãy xương, các bệnh lý của tim, phổi, dạ dày, đầu, ngực, bụng, mạch máu…
Còn CT scan là kỹ thuật đánh giá các mô mềm tốt hơn như não, gan, các cơ quan trong ổ bụng, phát hiện ra những bất thường không rõ ràng mà có thể không phát hiện được trên phim X quang thông thường. CT scan để đánh giá não, cổ, cột sống, lồng ngực, bụng, khung chậu. Đối với siêu âm thì chủ yếu dùng trong sản khoa để siêu âm và phát hiện ra các bất thường của thai nhi gồm siêu âm đầu dò, siêu âm màu 3D, 4D… Tùy vào từng thời kỳ mang thai mà BS sẽ chỉ định phương pháp siêu âm phù hợp.
Việc sử dụng các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp X quang, CT… có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe hay không ?
Ở cả châu Âu hay châu Mỹ, về mặt tác hại của siêu âm cho đến thời điểm hiện tại chưa có một ghi nhận nào từ bác sĩ, dược sĩ,y sĩ đa khoa … tức là sóng siêu âm không ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn giúp phát hiện các bệnh lý trên cơ thể người. Từ siêu âm qua thóp, não đến siêu âm mô mềm, nội tạng hay siêu âm xạ để giúp phát hiện bệnh lý tiềm ẩn của thai nhi.
Về siêu âm thì đa số là mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh, khi máy siêu âm tốt, trình độ của BS cao thì giúp phát hiện ra những bệnh lý tiền sanh mà mắt thường không thể nhận biết được. Khi siêu âm thai sẽ phát hiện được thai bất thường hay bình thường, song thai hay tứ thai, thai có nằm đúng vị trí không…
Như vậy, phương pháp siêu âm hoàn toàn vô hại, không xâm lấn tức là không gây đau đớn cho bệnh nhân, đứng về mặt kinh tế thì siêu âm rẻ tiền hơn so với các phương pháp khác. Đối với việc chụp X quang, CT scan khác hơn so với phương pháp siêu âm. Bản chất của chụp X quang, CT scan là sử dụng tia X để phát hiện bệnh, tia X nếu được sử dụng liều cao trong khoảng thời gian ngắn hay liều thấp mà trong khoảng thời gian quá dài thì mới ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tuy nhiên, giữa cái lợi và cái hại thì cái lợi nhiều hơn nên trong y khoa vẫn sử dụng phương pháp này để chẩn đoán hình ảnh. Biện pháp để giảm thiểu tác hại của tia X là phòng tránh tức là cần tuân thủ luật an toàn bức xạ. Trong điều trị đứng ở mặt chuyên môn cả BS lâm sàng và BS chẩn đoán hình ảnh đều nắm rất rõ về tác hại của tia X nên họ đã có những phương pháp chủ động phòng tránh một cách tối thiểu tác hại cho bệnh nhân.
X quang là bức xạ chứ không phải là phóng xạ nên nó ít độc hại hơn, những người làm về chẩn đoán hình ảnh thường xuyên tiếp xúc trong môi trường này nên họ luôn tuân thủ các biện pháp an toàn để phòng tránh cho bản thân và người bệnh. Chính vì vậy bệnh nhân hoàn toàn an tâm để điều trị bệnh khi có chỉ định của BS.
Không nên lạm dụng các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh
Những bộ phận trong cơ thể người như: bộ phận sinh dục, tuỷ xương, da và tuyến giáp sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất khi chụp X-quang, CT scan, “Tác động bức xạ của tia X và CT tác động có hại đến sức khoẻ con người nếu sử dụng lạm dụng và quá liều.
Nếu dùng liều cao cho bệnh nhân sẽ gây bỏng da, rụng tóc, hoại tử, thậm chí tử vong. Về lâu dài có thể bị ung thư và mắc một số bệnh lý khác.
Mỗi người nên đi siêu âm một lần/năm để kiểm tra sức khoẻ định kỳ và giúp phát hiện bệnh sớm. “Chưa có nghiên cứu nào chứng minh siêu âm có hại hay không có hại với sức khoẻ con người. Tuy nhiên, nếu siêu âm nhiều rõ ràng là sẽ tốn kém thời gian và chi phí không cần thiết”,
Nhưng lưu ý giúp bệnh nhân có thể yên tâm để phát hiện bệnh bằng các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh
Đối với phụ nữ mang thai, khi đi khám tiền sản sẽ giúp phát hiện những dị tật tiềm ẩn ở trẻ. Cho đến bây giờ chưa có một cơ sở khoa học nào để khẳng định khi siêu âm sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu thì chỉ siêu âm khi có chỉ định của BS, dược sĩ.
Chúng ta cần lưu ý siêu âm ở những cơ sở có uy tín, đảm bảo chất lượng về máy móc và trình độ chuyên môn của BS để tránh tình trạng bị nhiễm trùng khi siêu âm bằng phương pháp đầu dò trong tiền sản. Bên cạnh đó, khi được BS chỉ định chụp X quang hay CT scan nếu phụ nữ nghi ngờ có bầu hoặc đang có bầu thì phải báo lại với BS để tìm phương pháp phù hợp.
Xem thêm: http://giaoductuyensinh.com/su-dung-ky-thuat-chan-doan-hinh-anh-co-lam-hai-co-suc-khoe/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét