21/6/15

Cao đẳng Dược Hà Nội - Bạn có nên theo đuổi?

Cao đẳng Dược Hà Nội - bước ra là 1 vấn đề cực kỳ nan giải và vất vả , cố gắng của sinh viên. THời buổi thị trường khó khăn thì cơ hội nào cho dược sĩ cao đẳng?



Dược sĩ Cao đẳng đang được đánh giá cao

Nghề Dược được đánh giá là nghề cao quý, nguồn thu nhập ổn định trong xã hội nên được nhiều bạn đã chọn theo học ngành Dược.

Công việc của nghề dược xoay quanh đến vòng đời của một viên thuốc từ khâu nghiên cứu, sản xuất, lưu thông, đảm bảo chất lượng, quản lý dược đến khâu tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc tới người bệnh.

Để học nghề Dược bạn phải có tính kiên trì, nhẫn nại.

Trong ngành Dược, để đảm bảo chế phẩm thuốc đạt hiệu quả cao trong điều trị thì bất kể là thuốc đông y hay thuốc tây y, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh hay thực phẩm chức năng bổ trợ đều phải thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt tỉ mỉ, chính xác, từ nguyên liệu, sản xuất, đóng gói, hướng dẫn sử dụng, cho đến hoạt động quảng cáo, tiếp thị đều có những bộ phận kiểm nghiệm, quản lí chất lượng có chuyên môn ngành dược giám sát trực tiếp.

Do đó muốn theo nghề dược, bạn phải có tính kiên trì, nhẫn nại vì đây là nghề nghiệp đòi hỏi tính chính xác cao nhằm giảm thiểu sai sót. Nhầm lẫn là điều cấm kỵ trong Nghề Dược, vì nó không chỉ ảnh hưởng đến bản thân dược sĩ mà còn gây nguy hiểm cho người bệnh, dẫn tới hậu quả khó lường khi thuốc được bán đến người tiêu dùng.

Cao đẳng Dược Hà Nội đào tạo sinh viên trở thành người có đức tính nhẫn lại, kiên trì từ ngay khi ngồi trên ghế nhà trường. Học sinh phải làm đi làm làm các quy trình Hóa dược – Dược lý, Bào chế… để có được 1 kiến thức nhất định trong cuộc sống.

Công việc có thể làm khi tốt nghiệp Cao đẳng Dược sĩ.

Tại các cơ sở Y tế khám chữa bệnh như Bệnh viện, Trung tâm y tế thì Dược sĩ làm công việc (Trình Dược Viên – Nhân viên Marktting thuốc) giới thiệu các thuốc mới cho các cho các Bác sĩ.

Dược sỹ khi làm việc tại các Nhà thuốc tư nhân, họ trở thành người tư vấn về sử dụng thuốc và sức khỏe cho cộng đồng dân cư nơi Nhà thuốc hoạt động.

Dược sĩ không chỉ là một chuyên gia về thuốc, mà còn là chuyên gia về các xét nghiệm sinh hóa lâm sàng hay còn gọi là Dược sĩ lâm sàng khi tham gia vào quyết định dùng thuốc ở các trường hợp đặc biệt trong khi được mời tham gia hội đồng tư vấn thuốc và điều trị.

Công việc của Dược sĩ ngoài việc giới thiệu thuốc mới, bán thuốc theo đơn kê của Bác sĩ, họ còn làm việc trong các Công ty Dược chuyên sản xuất dược phẩm (công nghiệp bào chế), kinh doanh dược phẩm (phân phối và cung ứng thuốc) hoặc cơ sở quản lý dược, kiểm tra chất lượng thuốc (kiểm nghiệm thuốc), nghiên cứu thuốc mới…



Học nghề Dược phải biết ngoại ngữ

Trong quá trình học tập, sinh viên ngành dược thường xuyên phải tiếp xúc với các tên thuốc tiếng nước ngoài, chính vì vậy, học ngoại ngữ tiếng anh chuyên ngành dược để đọc viết tên thuốc cần được chú trọng trong quá trình đào tạo Dược sĩ.

Ngoài ra, biết tiếng Trung cũng là một lợi thế tốt nếu bạn quan tâm đến lĩnh vực Dược học cổ truyền còn gọi là đông y. Vì vậy khi các bạn hoàn thiện chương trình học tại Cao Đẳng Dược Hà Nội sẽ được cung cấp thành thạo nói đọc và viết ngoại ngữ

Cơ hội việc làm sau khi ra trường của Dược sĩ Cao đẳng.

Thuốc gắn chặt với cuộc sống của con người, vì thế Dược sĩ có thể phát triển sự nghiệp ở khắp mọi nơi, nhiều lĩnh vực: viện nghiên cứu Dược, Bệnh viện, Công ty phân phối, Xí nghiệp sản xuất dược phẩm, Trung tâm y tế, Nhà thuốc tư nhân.

Nhu cầu cuộc sống về sức khỏe không ngừng tăng cao. Để đất nước đi lên thì Y tế ngày càng phải được đẩy mạnh tại các đô thi lớn cũng như những vùng quê đều cần phải có.

Xem thêm http://giaoductuyensinh.com/buoc-ra-canh-cua-cao-dang-duoc-ban-co-co-hoi-gi/

7/5/15

Y sĩ định hướng Y học cổ truyền tuyển sinh đào tạo

Y sĩ định hướng Y học cổ truyền thông báo tuyển sinh đào tạo lớp học trong và ngoài giờ hành chính 

Di sản vô giá của GS Tôn Thất Tùng chính là tư duy học tập, sáng tạo trên nền tảng thực tế, lấy thực nghiệm làm thước đo cho lý luận. Đây chính là di sản quý báu nhất mà cố GS. Tôn Thất Tùng để lại cho công tác đào tạo ngành Y học cổ truyền của Trường Trung cấp Y khoa Pasteur.


Học Trung cấp Y học cổ truyền ở đâu tốt?

Y sĩ Y học cổ truyền ngoài việc học các kiến thức y học hiện đại, như bệnh học đại cương, Trường Trung cấp Y khoa Pasteur đào tạo chuyên sâu về kiến thức Y học cổ truyền, cung cấp cho người học các kiến thức ngành Dược học cổ truyền, Dược lâm sàng, Chế biến dược liệu, Bào chế các dạng thuốc Đông Dược từ Thực vật dược; Dưỡng sinh (kỹ thuật vật lý trị liệu, Phương pháp thực dưỡng); Châm cứu (Điện châm, Đầu châm, Châm tê, Thủy châm); Bệnh học (Bệnh học kết hợp nội khoa, Bệnh học kết hợp Ngoại, Nhi, Nhiễm, Phụ sản và Điều trị bằng phương thức dùng thuốc Y học cổ truyền…).

Mục tiêu đào tạo Y sĩ Y học cổ truyền Trường trung cấp Y khoa Pasteur
Đào tạo Y sỹ có kiến thức chuyên sâu về Y học cổ truyền để làm nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân chủ yếu bằng thuốc nam, thuốc bắc, châm cứu xoa bóp bấm huyệt và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc tại cộng đồng và có cơ hội học liên thông Bác sĩ Y học cổ truyền để nâng cao trình độ.

Nhằm đáp ứng nhu cầu và tạo điều kiện cho những bạn học Y sĩ định hướng y học cổ truyền .Trường trung cấp Y khoa Pasteur giới thiệu những công việc của một Y sĩ Y học cổ truyền sau khi ra trường sau?

1. Khám và chữa một số bệnh thông thường bằng Y học cổ truyền, kết hợp Y học cổ truyền và Y học hiện đại.
2. Áp dụng Y học cổ truyền, đặc biệt là phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc trong công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
3. Vận dụng lý luận Học thuyết âm dương, ngũ hành để chẩn đoán và điều trị các bệnh thông thường bằng Y học cổ truyền.
4. Thừa kế các phương pháp, kinh nghiệm, bài thuốc chữa bệnh bằng Y học cổ truyền dân gian.
5. Hướng dẫn nhân dân trồng, nuôi, khai thác, chế biến, bào chế và sử dụng các cây, con làm thuốc Y học cổ truyền thông thường an toàn, hợp lý.
6. Hướng dẫn nhân dân thực hiện các kỹ thuật phục hồi chức năng bằng Y học cổ truyền.
7. Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và đánh giá công tác Y học cổ truyền tại địa phương.
8. Tham gia công tác hành chính, quản lý và bảo quản thuốc, dụng cụ, trang thiết bị Y tế của Trạm Y tế, trong khoa/phòng bệnh viện.
9. Thực hiện các nhiệm vụ của một người trung cấp Y sĩ YHCT.
10. Tự trau dồi kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để thích ứng với nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Hợp tác và hỗ trợ về chuyên môn với các đồng nghiệp và nhân viên y tế ở cộng đồng.
11 . Thực hiện nghiêm Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân và những quy định về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Y tế.


Địa chỉ học Y sĩ Y học cổ truyền:

Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Hà Nội: Phòng 115 – Nhà N1 – số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Hà Nội (gần Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259

Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Thái Nguyên: Tổ 8 Phường Tân Thịnh – TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại tư vấn: 0280.6556.333.

6/5/15

Trung cấp y sĩ y học cổ truyển đào tạo chuyển đổi văn bằng 2 tuyển sinh

Trung cấp y sĩ y học cổ truyền thông báo tuyển sinh đào tạo lớp học trong và ngoài giờ hành chính 

y-si-y-hoc-co-truyen-thuc-hanh-vat-ly-tri-lieu
Y sĩ Y học cổ truyền – thực hành vật lý trị liệu tại bệnh viện

Y sĩ y học cổ truyền - tình hình nhu cầu xã hội hiện nay.

Với sự phát triển của Y Dược Việt Nam hiện nay đã đạt đến trình độ đỉnh cao hơn các bậc tiền bối khi xưa, do Y học cổ truyền đã ứng dụng những công nghệ hiện đại như kỹ thuật xét nghiệm, kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh… của Tây Y nhằm phát huy thế mạnh cũng như nâng cao chất lượng giữa Đông Y và Tây Y.
Làm việc trong ngành Y mang tới tương lai cho các bạn học viên hơn, cuộc sống ổn định và lâu dài. Đó là cơ hội của học viên khi nhu cầu đang gia tăng.

Thời gian đào tạo Trung cấp Y sĩ Y học cổ truyền ( YHCT) chuyển đổi văn bằng 2.

Đối với những học sinh đã có 1 bằng từ Trung cấp trở lên thì thời gian học sẽ được rút ngắn cụ thể như sau:
  • Học 10 tháng đối với những học sinh đã có bằng tốt nghiệp TCCN trở lên cùng nhóm ngành sức khỏe như: dược sĩ trung cấp, y sĩ đa khoa, hộ sinh…..
  • Học 12 tháng đối với những học sinh đã có bằng tốt nghiệp TCCN trở lên không cùng nhóm ngành sức khỏe như: qianr trị, tài chính, kế toán…

 Ngành học y sĩ y học cổ truyền tại đâu đào tạo chất lượng?

Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur đào tạo Y sĩ Y học cổ truyền – năm chắc những kiến thức về y học hiện đại như Y học cơ sở, bệnh học đại cương… đi chuyên sâu về các kiến thức y học cổ truyền như: Dược lâm sàng, Bào chế các dạng thuốc Đông Dược từ Thực vật dược; Dưỡng sinh (kỹ thuật vật lý trị liệu, Phương pháp thực dưỡng); Châm cứu (Điện châm, Đầu châm, Châm tê, Thủy châm); Bệnh học (Bệnh học kết hợp nội khoa, Bệnh học kết hợp Ngoại, Nhi, Nhiễm, Phụ sản và Điều trị bằng phương thức dùng thuốc Y học cổ truyền…).
 Trường Trung cấp Y khoa Pasteur đào tạo Y sĩ YHCT  bằng phương pháp Đông Y kết hợp chặt chẽ với các ứng dụng của Y học hiện đại như kỹ thuật Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh của Tây Y nhằm phát huy thế mạnh của 2 nền Y học Đông Y và Tây Y để nâng cao chất lượng khám điều trị bệnh.
 Với đội ngũ giảng viên từ nhiều trường Đại Học trong cả nước cùng với sự nhiệt tình giảng dạy, cơ sở vật chất đầy đủ, thuận tiện cho sinh viên học tập và thực hành. Học sinh khi tốt nghiệp được cấp bằng chính quy thuộc hệ thống văn bằng quốc gia.
tuyen-sinh-y-si-y-hoc-co-truyen
Tuyển sinh văn bằng 2 trung cấp Y sĩ Y học cổ truyền

 Hồ sơ học Trung cấp Y sĩ Y học cổ truyển:

01 Bộ phiếu đăng ký tuyển sinh TCCN theo mẫu của Bộ GD-ĐT mua tại các hiệu sách trong cả nước.
+ 02 bản sao công chứng Bằng + Bảng điểm (tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng hoặc đại học).
+ Bản sao giấy khai sinh.
+ 02 ảnh (3×4) + 01 ảnh (2×3) cho vào phong bì dán sẵn tem thư và ghi rõ địa chỉ, số điện thoại người học.
+ Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và đóng dấu xác nhận của chính quyền địa phương.
+ Giấy tờ khác (nếu thuộc đối tượng ưu tiên).
Nếu Bạn yêu thích ngành Y sĩ Y học cổ truyền hãy liên hệ Khoa YHCT Trường Trung cấp Y khoa Pasteur.

Địa chỉ Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur:

Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Hà Nội: Phòng 115 – Nhà N1 – số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Hà Nội (gần Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259
Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Thái Nguyên: Tổ 8 Phường Tân Thịnh – TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại tư vấn: 0280.6556.333

23/4/15

Đào tạo Văn bằng 2 Trung cấp Dược học Hà Nội năm 2015

Tôi đã có 1 bằng ĐH kinh tế, nhưng do điều kiện công việc không có tính lâu dài và không phù hợp với tôi. Nhận thấy sự phát triển của Y Dược nên tôi muốn học Văn bằng 2 Trung cấp dược học tại Hà Nội. Đào tạo tại đâu uy tín? Hồ sơ gồm những gì? Và thời gian đào tạo ngành dược bao lâu?

Trung cấp dược học chính quy tuyển sinh 2015
Đào tạo ngành Trung cấp dược học tại đâu ?
Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur là trường có uy tín hàng đầu về đào tạo trong lĩnh vực Y khoa. Nhà trường thông báo tuyển sinh Văn bằng 2 Trung cấp Dược học chính quy.

Sau khi tốt nghiệp, người học được Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur cấp bằng dược sĩ trung cấp chính quy thuộc hệ thống văn bằng Quốc gia, được phép dự thi liên thông cao đẳng – đại học.

Bằng cấp: Dược sĩ trung cấp chính quy

Thời gian đào tạo Văn bằng 2 trung cấp ngành dược học chính quy.
Căn cứ theo thông tư 22/2014/TT-BG-ĐT ngày 09/7/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban quy định về thời gian đào tạo Văn bằng 2 Dược sĩ trung cấp như sau:

Học 10 tháng (Áp dụng cho các đối tượng: tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học nhóm ngành sức khỏe như Điều dưỡng, Y sỹ đa khoa, Y sỹ y học cổ truyền, Y sỹ YHDP, Hộ sinh trung cấp, Kỹ thuật viên xét nghiệm, Kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh, Phục hình răng…).
Học 12 tháng (Áp dụng cho các đối tượng: tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học nhóm ngành kinh tế, kỹ thuật, ngoại ngữ, sư phạm…).
Thời gian học: Các buổi sáng, chiều tối trong tuần ( T2 đến T6 ) hoặc T7 & CN. Thời gian do học viên lựa chọn để phù hợp với thời gian của mình

Khung chương trình đào tạo Văn bằng 2 Trung cấp Dược sĩ
Chương trình đào tạo đã được Hội đồng Y Khoa Pasteur xây dựng chuẩn theo quy định của Bộ Y tế và thông tư 22/2014/TT-BG-ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chương trình đào tạo bám sát thực tiễn ngành Dược phẩm trong nước, có thêm 1 số học phần tự chọn và môn học mới để chuẩn hóa nghề nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu chuyên môn của ngành Y tế Việt Nam và tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Tổng khối lượng chương trình: 60 ĐVHT

Chương trình đào tạo Dược sỹ Trung cấp chuyển đổi văn bằng 2 từ ngành học khác với thời gian đào tạo 01 năm đối với người đã hoàn thành khóa học Trung cấp chuyên nghiệp, CĐ, ĐH của các nhóm ngành học khác nhau của bất kỳ trường nào thuộc hệ thống giáo dục Việt Nam đào tạo.

Đối tượng Học viên này chỉ phải học 1 năm vì họ được miễn và chuyển điểm toàn bộ các môn học đại cương ở các trường trước đây các em theo học. Do vậy, những đối tượng học viên này vào học luôn chuyên khoa, chuyên ngành Dược sĩ mà không phải mất thời gian đào tạo những kiến thức khoa học đại cương như Chính trị, Pháp Luật, Tin Học, Thể Dục, Quốc Phòng, Ngoại Ngữ…


Dược sĩ trung cấp văn bằng 2 khai giảng lớp học buổi tối.
Hồ sơ đăng ký học VB2 Trung cấp Dược Hà Nội gồm:
01 Bộ hồ sơ tuyển sinh hệ TCCN (theo mẫu của Bộ GD&ĐT) có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ quan tổ chức nếu học viên là người đã đi làm.

01 bản sao Bằng + Bảng điểm Trung cấp (CĐ-ĐH) có công chứng.

01 bản Giấy khai sinh.

01 Phiếu tuyển sinh TCCN theo mẫu của Bộ GD&ĐT năm 2015.

01 ảnh 2×3 (làm thẻ học viên) và 04 ảnh 3×4.

Các giấy tờ ưu tiên khác (nếu có).

Địa chỉ đào tạo tại Trương Trung cấp Y khoa Pasteur : Phòng 115 – Nhà N1- Số 101 – Tô Vĩnh Diện, Khương Trung – Thanh Xuân – Hà Nội 
Dotline: 04.6296.6296 – 09.8259.8259
Xem thêm tại:http://giaoductuyensinh.com/dao-tao-van-bang-2-trung-cap-duoc-hoc-ha-noi-2015/

22/4/15

Đào tạo Cao đẳng Dược học Hà Nội nguyện vọng 2 năm 2015

Xét tuyển Cao đẳng Dược học Hà Nội cần điều kiện gì? Hồ sơ xét tuyển Dược sĩ Cao đẳng cần những giấy tờ gì? Trường Cao đẳng Dược xét học bạ THPT cấp 3 hay xét điểm thi THPT quốc gia?

Về vấn đề xét nguyện vọng bổ sung năm 2015, Khoa Dược Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại hướng dẫn thí sinh xét tuyển vào hệ Cao đẳng Dược chính quy như sau:

Theo phương án tuyển sinh nguyện vọng 2 Cao đẳng ngành Dược năm 2015, Nhà trường kết hợp sử dụng kết quả thi THPT quốc gia và kết quả học tập THPT cấp 3. Thí sinh có thể lựa chọn 1 trong 2 cách sau đây để xét tuyển.

Cách 1Xét tuyển Cao đẳng Dược dựa trên kết quả của kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và ngưỡng điểm tối thiểu các môn Toán, Lý, Hóa (Khối A) hoặc Toán, Hóa, Sinh (Khối B) do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Sau đợt xét tuyển nguyện vọng 1 năm 2015, nếu thí sinh không trúng tuyển, sẽ được Trường Đại học tổ chức thi cấp cho 03 Giấy chứng nhận kết quả thi để đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung nguyện vọng 2, 3 vào Cao đẳng ngành Dược hệ chính quy.

Cách 2: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT cấp 3 các môn Toán, Lý, Hóa (Khối A) hoặc Toán, Hóa, Sinh (Khối B). Yêu cầu điểm trung bình học tập của cả năm lớp 12 đạt 5.5 trở lên.

Thời hạn đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung, theo quy định đến hết ngày 15/11/2015.

Lệ phí xét tuyển: Thực hiện thu lệ phí theo quy định hiện hành 30.000đ/hồ sơ.

Hồ sơ đăng ký xét tuyển nguyện vọng năm 2015 gồm:

1. Phiếu đăng ký xét tuyển, trong đó có quy định đợt xét tuyển để thí sinh đăng ký.

2. Giấy chứng nhận kết quả thi không được tẩy xóa (bản gốc đóng dáu mộc đỏ của trường đại học tổ chức thi).

3. Học bạ THPT (bản sao photo công chứng).

4. Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời (bản sao photo công chứng).

5. Một phong bì có dán tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc và số điện thoại của thí sinh.

Địa điểm nộp hồ sơ xét tuyển Cao đẳng Dược Hà Nôi:

Thí sinh chọn hình thức nộp trực tiếp tại văn phòng tuyển sinh Nhà trường hoặc gửi chuyển phát nhanh qua đường bưu điện theo địa chỉ:

Phòng tuyển sinh 115 Nhà N1 Số 101 Tô Vĩnh Diện - Khương Trung - Quận Thanh Xuân - Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở).

Điện Thoại liên hệ : 0466.895.895 – 0964.524.343.

20/4/15

Sử dụng kỹ thuật chuẩn đoán hình ảnh có gậy hại cho sức khỏe?


Việc sử dụng các kỹ năng chẩn đoán hình ảnh có hại cho sức khỏe không. Chẩn đoán hình ảnh ngày càng quan trọng 



Kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh thực hành khám bệnh.

Vì sao có nhiều bệnh nhân thường hay thắc mắc là mới được siêu âm, chụp X quang, CT… ở bệnh viện tuyến dưới nhưng khi lên khám lại ở bệnh viện tuyến trên vẫn bị kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh yêu cầu chụp?
Đặng Đình Hoan (Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Bình Dân TP.HCM) đã trả lời :

Ở tuyến dưới hay thậm chí là bệnh viện trong cùng một TP nhưng khi đến khám ở bệnh viện khác vẫn phải siêu âm, chụp X quang, CT scan lại. Bởi vì siêu âm có độ nhạy và độ chuyên cao nó phụ thuộc vào máy móc hay khả năng chẩn đoán của BS.

Đôi khi người bệnh bị bỏ sót một dấu hiệu nào đó, chưa tìm ra hết các vấn đề nên khi đến BS điều trị vẫn yêu cầu chẩn đoán lại hình ảnh. Mặt khác kinh nghiệm của các BS bệnh viện tuyến dưới có thể chưa bằng bệnh viện tuyến trên. Như vậy, khi được yêu cầu chụp X quang, siêu âm, CT scan… để BS lâm sàng có thể kiểm tra lại các chẩn đoán một cách chính xác, xem xét quá trình điều trị nội khoa và theo dõi tình trạng bệnh.

Trong những trường hợp nào cần thiết phải chụp X quang, CT scan, siêu âm?
Chụp X quang là một thủ thuật cận lâm sàng và được thực hiện một cách nhanh chóng, thích hợp để chẩn đoán viêm phổi, viêm khớp, gãy xương, các bệnh lý của tim, phổi, dạ dày, đầu, ngực, bụng, mạch máu…

Còn CT scan là kỹ thuật đánh giá các mô mềm tốt hơn như não, gan, các cơ quan trong ổ bụng, phát hiện ra những bất thường không rõ ràng mà có thể không phát hiện được trên phim X quang thông thường. CT scan để đánh giá não, cổ, cột sống, lồng ngực, bụng, khung chậu. Đối với siêu âm thì chủ yếu dùng trong sản khoa để siêu âm và phát hiện ra các bất thường của thai nhi gồm siêu âm đầu dò, siêu âm màu 3D, 4D… Tùy vào từng thời kỳ mang thai mà BS sẽ chỉ định phương pháp siêu âm phù hợp.

Việc sử dụng các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp X quang, CT… có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe hay không ?
Ở cả châu Âu hay châu Mỹ, về mặt tác hại của siêu âm cho đến thời điểm hiện tại chưa có một ghi nhận nào từ bác sĩ, dược sĩ,y sĩ đa khoa … tức là sóng siêu âm không ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn giúp phát hiện các bệnh lý trên cơ thể người. Từ siêu âm qua thóp, não đến siêu âm mô mềm, nội tạng hay siêu âm xạ để giúp phát hiện bệnh lý tiềm ẩn của thai nhi.

Về siêu âm thì đa số là mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh, khi máy siêu âm tốt, trình độ của BS cao thì giúp phát hiện ra những bệnh lý tiền sanh mà mắt thường không thể nhận biết được. Khi siêu âm thai sẽ phát hiện được thai bất thường hay bình thường, song thai hay tứ thai, thai có nằm đúng vị trí không…

Như vậy, phương pháp siêu âm hoàn toàn vô hại, không xâm lấn tức là không gây đau đớn cho bệnh nhân, đứng về mặt kinh tế thì siêu âm rẻ tiền hơn so với các phương pháp khác. Đối với việc chụp X quang, CT scan khác hơn so với phương pháp siêu âm. Bản chất của chụp X quang, CT scan là sử dụng tia X để phát hiện bệnh, tia X nếu được sử dụng liều cao trong khoảng thời gian ngắn hay liều thấp mà trong khoảng thời gian quá dài thì mới ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tuy nhiên, giữa cái lợi và cái hại thì cái lợi nhiều hơn nên trong y khoa vẫn sử dụng phương pháp này để chẩn đoán hình ảnh. Biện pháp để giảm thiểu tác hại của tia X là phòng tránh tức là cần tuân thủ luật an toàn bức xạ. Trong điều trị đứng ở mặt chuyên môn cả BS lâm sàng và BS chẩn đoán hình ảnh đều nắm rất rõ về tác hại của tia X nên họ đã có những phương pháp chủ động phòng tránh một cách tối thiểu tác hại cho bệnh nhân.

X quang là bức xạ chứ không phải là phóng xạ nên nó ít độc hại hơn, những người làm về chẩn đoán hình ảnh thường xuyên tiếp xúc trong môi trường này nên họ luôn tuân thủ các biện pháp an toàn để phòng tránh cho bản thân và người bệnh. Chính vì vậy bệnh nhân hoàn toàn an tâm để điều trị bệnh khi có chỉ định của BS.


Không nên lạm dụng các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh

Những bộ phận trong cơ thể người như: bộ phận sinh dục, tuỷ xương, da và tuyến giáp sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất khi chụp X-quang, CT scan, “Tác động bức xạ của tia X và CT tác động có hại đến sức khoẻ con người nếu sử dụng lạm dụng và quá liều.

Nếu dùng liều cao cho bệnh nhân sẽ gây bỏng da, rụng tóc, hoại tử, thậm chí tử vong. Về lâu dài có thể bị ung thư và mắc một số bệnh lý khác.

Mỗi người nên đi siêu âm một lần/năm để kiểm tra sức khoẻ định kỳ và giúp phát hiện bệnh sớm. “Chưa có nghiên cứu nào chứng minh siêu âm có hại hay không có hại với sức khoẻ con người. Tuy nhiên, nếu siêu âm nhiều rõ ràng là sẽ tốn kém thời gian và chi phí không cần thiết”,

Nhưng lưu ý giúp bệnh nhân có thể yên tâm để phát hiện bệnh bằng các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh
Đối với phụ nữ mang thai, khi đi khám tiền sản sẽ giúp phát hiện những dị tật tiềm ẩn ở trẻ. Cho đến bây giờ chưa có một cơ sở khoa học nào để khẳng định khi siêu âm sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu thì chỉ siêu âm khi có chỉ định của BS, dược sĩ.

Chúng ta cần lưu ý siêu âm ở những cơ sở có uy tín, đảm bảo chất lượng về máy móc và trình độ chuyên môn của BS để tránh tình trạng bị nhiễm trùng khi siêu âm bằng phương pháp đầu dò trong tiền sản. Bên cạnh đó, khi được BS chỉ định chụp X quang hay CT scan nếu phụ nữ nghi ngờ có bầu hoặc đang có bầu thì phải báo lại với BS để tìm phương pháp phù hợp.
Xem thêmhttp://giaoductuyensinh.com/su-dung-ky-thuat-chan-doan-hinh-anh-co-lam-hai-co-suc-khoe/

19/4/15

Cao đẳng Dược học Hà Nội xét tuyển nguyện vọng bổ sung 2015

Để đáp ứng nhu cầu – nguyện vọng của nhiều thí sinh, Cao đẳng Dược học Hà Nội thông báo bổ sung chỉ tiêu xét tuyển đào tạo dược sĩ cao đẳng hệ chính quy.

Xét tuyển Cao đẳng ngành Dược học tại Hà Nội

Phương thức tuyển sinh đào tạo Cao đẳng Ngành Dược
Khoa Dược – Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại thông báo tuyển sinh đào tạo theo phương thức mới đào tạo dược sĩ cao đẳng chính quy như sau:

Theo phương án tuyển sinh nguyện vọng 2 Cao đẳng ngành Dược năm 2015, Nhà trường kết hợp sử dụng kết quả thi THPT quốc gia và kết quả học tập THPT cấp 3. Thí sinh có thể lựa chọn 1 trong 2 cách sau đây để xét tuyển.

Phướng thức 1: Xét tuyển Cao đẳng Dược dựa trên kết quả của kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và ngưỡng điểm tối thiểu các môn Toán, Lý, Hóa (Khối A) hoặc Toán, Hóa, Sinh (Khối B) do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. ( Kỳ thi 3 chung )

Sau đợt xét tuyển nguyện vọng 1 năm 2015, nếu thí sinh không trúng tuyển, sẽ được các Trường Đại học tổ chức thi cấp cho 03 Giấy chứng nhận kết quả thi để đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung nguyện vọng 2, 3 vào Cao đẳng ngành Dược học hệ chính quy.

Phương thức 2: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT cấp 3 các môn Toán, Lý, Hóa (Khối A) hoặc Toán, Hóa, Sinh (Khối B). Yêu cầu điểm trung bình học tập của cả năm lớp 12 đạt 5.5 trở lên.

Thời hạn đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung, theo quy định đến hết ngày 15/11/2015.

Lệ phí xét tuyển: Thực hiện thu lệ phí theo quy định hiện hành 30.000đ/hồ sơ.

Hồ sơ xét tuyển Nguyện vọng 2 Cao đẳng dược học năm 2015 gồm:
Phiếu đăng ký xét tuyển, trong đó có quy định đợt xét tuyển để thí sinh đăng ký.
Giấy chứng nhận kết quả thi không được tẩy xóa (bản gốc đóng dáu mộc đỏ của trường đại học tổ chức thi).
Học bạ THPT (bản sao photo công chứng).
Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời (bản sao photo công chứng).
Một phong bì có dán tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc và số điện thoại của thí sinh.
Địa điểm nộp hồ sơ xét tuyển Cao đẳng Dược Hà Nội :
Thí sinh chọn hình thức nộp trực tiếp tại văn phòng tuyển sinh Nhà trường hoặc gửi chuyển phát nhanh qua đường bưu điện theo địa chỉ:

Phòng tuyển sinh 115 Nhà N1 Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Hà Nội.(Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở).

Điện thoại liên hệ : 0466.895.895 – 0964.524.343\

Xem thêm tại: http://giaoductuyensinh.com/cao-dang-duoc-hoc-ha-noi-bo-sung-chi-tieu-dao-tao-2015/